Đặc điểm Rừng_sương_mù

Rêu mọc treo trên cây trong rừng mưa ôn đới mát ẩm tại công viên quốc gia Budawang, Úc

So sánh với các khu rừng ẩm ướt nhiệt đới ở cao độ thấp hơn, rừng sương mù cho thấy sự giảm đi về độ cao của cây kết hợp với mật độ cành tăng lên hẳn và thường có sự đa dạng về các loài cây thân gỗ ít hơn.[9] Cây ở các vùng này về mặt tổng quan thường thấp hơn và nhiều cành nhánh hơn là ở các khu rừng tại độ cao thấp cũng trong một vùng, thường với thân và cành có mấu, tạo thành các ngọn cây dày đặc chen chúc nhau. Lá của chúng trở nên nhỏ, dày và cứng hơn theo độ cao tăng dần.[10] Độ ẩm cao tạo điều kiện cho sự phát triển sinh khốitính đa dạng hóa của thực vật biểu sinh, cụ thể là các loài rêu, địa y, dương xỉ (bao gồm dương xỉ màng - filmy fern), cây họ dứa và các loài lan.[11] Số lượng các loài thực vật đặc hữu có thể rất cao.[7]

Một điểm nổi bật quan trọng của rừng sương mù là các ngọn cây có thể chắn được hơi ẩm từ mây bị đưa đi bởi gió, một phần trong đó sẽ rơi xuống mặt đất. Những giọt sương này xuất hiện khi các giọt nước từ sương bám vào gai hay lá của cây hoặc các vật khác, kết hợp lại thành các giọt lớn hơn và rơi xuống mặt đất.[12] Điều này có thể là một sự đóng góp quan trọng vào vòng tuần hoàn nước.[4]

Do lượng nước cao trong đất, bức xạ mặt trời giảm và tốc độ phân hủy, tạo khoáng chất thấp, nên độ axít của đất rất cao,[13] với nhiều mùn và than bùn hình thành ở tầng đất trên.[4]

Stadtmuller (1987) phân biệt hai kiểu rừng sương mù miền núi nhiệt đới tổng quát như sau:

  • Khu vực với lượng mưa hàng năm cao do bị mây bao phủ thường xuyên đi kèm với những cơn mưa lớn và đôi khi kéo dài trên núi; Những khu rừng này có các đặc điểm dễ nhận thấy như: tầng tán chính, rất nhiều thực vật biểu sinh, và một lớp than bùn dày mà có thể trữ được nhiều nước và kiểm soát dòng nước chảy;
  • Ở các vùng khô ráo hơn với các cơn mưa theo mùa, sự tước đoạt nước từ mây có thể chiếm phần lớn lượng hơi ẩm cho thực vật.